27/07/2024

Vượt khó qua đại dịch, V-League đồng ý thi đấu tập trung

Công Phượng
6 phút, 39 giây để đọc.

Công ty VPF đã có hội thảo về việc tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia năm 2021. Sau hội thảo, theo đề xuất của VPF tất cả 14 câu lạc bộ chuyên nghiệp đều đồng ý việc tổ chức V.League tập trung. Và sẽ không có khán giả ở giai đoạn 2 mùa giải. Theo lịch trình mùa giải V.League 2021 đã được diễn ra với 12 vòng đấu nhưng sau đó phải tạm dừng từ đầu tháng 5 bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Hiện tại, dịch bệnh vẫn diễn ra khá phức tạp và sức ảnh hưởng trên diện rộng vì thế nếu vẫn tiếp tục kéo dài thì lịch trình tổ chức các giải đấu bóng đá Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng. Đặc biệt là kế hoạch tham dự vòng loại cuối cùng World Cup 2022 của đội tuyển quốc gia. Thời điểm này mọi đội bóng đều gặp phải những khó khăn nhất định do dịch bệnh. Và sự mong muốn trở lại sân cỏ của cầu thủ cũng như những tín đồ trái bóng tròn luôn thường trực.

Thi đấu tập trung, không có khán giả

Thời gian qua, Công ty VPF đã có văn bản đề xuất với VFF về phương án tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam trong giai đoạn tới trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Công ty VPF đề xuất giai đoạn 2 của V-League 2021 sẽ thi đấu tập trung, không có khán giả ở cụm sân tại miền Bắc.

tập luyện thi đấu

Về hình thức và phương án thi đấu, VPF đề xuất tổ chức vòng 13 V-League và Giải hạng nhất quốc gia theo phương án cũ. Riêng các trận đấu của giai đoạn 2 V-League sẽ thay đổi hình thức. Thay vì đá sân nhà, sân khách thì sẽ thi đấu tập trung không khán giả theo nhóm CLB.

Cụm sân thi đấu tập trung

Các cụm sân miền Bắc với 9 SVĐ là nơi diễn ra các trận đấu tập trung. Bao gồm:

– Hàng Đẫy

– Cẩm Phả

– Lạch Tray

– Thiên Trường

– Thanh Hóa

– Việt Trì

– PVF

– Thanh Trì

– Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Việt Nam

Phương Nam chiến đấu trong cơn dịch

Đến hôm nay, đã tròn 2 tháng kể từ ngày V-League 2021 tạm dừng ở vòng 12. Sau quãng thời gian “xả trại”, hiện nay tất cả các đội bóng đều quay lại tập luyện khi cái mốc dự kiến để giải đấu tiếp tục đã có. Nhìn từ thực tế, sẽ dễ nhận ra được bối cảnh cùng điều kiện mà mỗi CLB đang đón nhận vào lúc này. Sài Gòn FC, CLB TP.HCM cùng B.Bình Dương nằm ở những thành phố phương Nam đang oằn mình chống dịch. Chính vì thế, những đội bóng này khó có thể đòi hỏi sự tiện lợi trong câu chuyện tập luyện của mình.

CLB Viettel

CLB TP.HCM cũng mới chỉ vừa quay lại tập luyện trong vài ngày gần đây khi có được sự đồng ý từ lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên, để đảm bảo nghiêm cẩn những quy định về công tác phòng chống dịch bệnh; họ cũng không thể có được điều kiện tập luyện bình thường. Yêu cầu về giãn cách khiến HLV Mano Polking phải chia nhỏ đội hình trong mỗi buổi tập. Chắc hẳn điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giáo án hay kỹ chiến thuật mà đội bóng đề ra. Nhưng dù sao như thế cũng có còn hơn không. Bởi thời gian qua các cầu thủ chỉ tự tập ở nhà mà thôi.

Tích cực bổ sung lực lượng

Ở vào thời điểm được phép thay thế, bổ sung lực lượng vào cuối tháng 4. CLB TP.HCM quyết định thanh lý 2 ngoại binh là Dario Junior và Joao Paulo. Mới đây, đội bóng Thành phố đã chiêu mộ ngoại binh Brendon Lucas để bổ sung cho hàng phòng ngự cho giai đoạn thứ 2 của mùa giải. Cầu thủ người Brazil trưởng thành từ lò đào tạo Palmeiras. Từng khoác áo các câu lạc bộ Anapolis (Brazil), Portimonense và Leixoes (Bồ Đào Nha). Tất cả thủ tục đã hoàn tất để Brendon Lucas đủ điều kiện ra sân ngay từ lượt trận thứ 13.

Cùng đóng quân trên địa bàn TP.HCM, Sài Gòn FC đóng quân khép kín tại trung tâm Thành Long. Đội bóng đã không chịu nhiều tác động so với CLB TP.HCM. Tuy vậy, quy định về giãn cách cũng buộc HLV Phùng Thanh Phương phải “xé” đội bóng thành từng nhóm cho giáo án hàng ngày. Những thay đổi về con người đã được đội bóng hoàn thiện vào thời điểm thay thế cuối lượt đi.

Bây giờ, nhiệm vụ của Sài Gòn FC nằm cả vào cuộc chiến trụ hạng. Đội bóng sẽ tìm sân vận động để thi đấu cùng Thanh Hóa cho vòng đấu thứ 13 khi V-League tái khởi động. Trận đấu mà cả 2 đội đều có mục tiêu cho riêng mình. Đội bóng xứ Thanh quyết có điểm để ở lại nhóm A 6 đội. Trong khi, với Sài Gòn FC không gì ngoài mục tiêu 3 điểm để tích cóp cho cuộc chiến trụ hạng.

Xứ sở miền Trung nắng gió khô khốc

Ngược ra miền Trung sẽ thấy những đội bóng Bình Định, SHB Đà Nẵng, Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, SLNA hay Thanh Hóa. Tất cả đang đối mặt với những ngày hè khô khốc gió Lào. Miền Trung đang ở vào những ngày hè bỏng rát vì nắng nóng cùng gió Lào. Những đội bóng nằm trên dải đất này cũng đang ở vào tình thế gian nan cho giai đoạn thứ 2 của mùa giải.

tranh chấp bóng

Chỉ mỗi Thanh Hóa có quyền tự quyết cho việc ở lại nhóm trên khi giai đoạn 1 khép lại. Với Bình Định, SHB Đà Nẵng phải có điều kiện cần và đủ mới mong không tụt xuống nhóm dưới. Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đành phải chấp nhận việc đá giai đoạn 2 với cuộc chiến trụ hạng. Trong khi SLNA đang căng mình với những thay đổi khi đang đứng cuối bảng.

Thay đổi thượng tầng, tìm ra lối thoát

Sau thời điểm thay đổi “thượng tầng” cùng bộ máy quản lý, điều hành mới toanh. SLNA đang cật lực tìm ra lối thoát cho giai đoạn thứ 2 mùa giải. Người cũ Michael Olaha đã trở lại đội bóng sau hơn 1 mùa giải thi đấu tại Israel trong màu áo CLB Hapoel Tel-Aviv. Đội bóng xứ Nghệ đang kỳ vọng năng lực của tiền đạo từng chơi ở đây trong giai đoạn 2017-2019 sẽ giúp họ “vượt cạn” thành công.

Ngoài câu chuyện sinh hoạt, tập luyện được đảm bảo tối ưu nhất trong thời điểm dịch bệnh ở mỗi địa phương. Thì vấn đề tiêm vaccine cũng đáng để lưu tâm. Cho đến lúc này, đã có 2 đội bóng đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19 là Viettel và Hà Nội. Trong khi đó, Sài Gòn FC, Thanh Hoá, Nam Định, SLNA và CLB TP.HCM là những đội bóng đã thực hiện mũi tiêm thứ nhất. Bình Định, Hải Phòng, Than Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương và HAGL đều đã có văn bản trình lãnh đạo địa phương. Để các thành viên có thể được thực hiện việc tiêm vaccine vào thời gian sớm nhất.

Tựu trung lại, thời điểm này, tất cả các đội bóng đang gồng mình cho câu chuyện sinh hoạt, ăn tập hàng ngày của mình. Trong điều kiện có nhiều địa phương đang oằn mình chống dịch. Tất cả đang ở vào tâm thế siết tay nhau cùng cộng đồng xã hội vượt qua dịch bệnh. Mong muốn để cuộc sống bình thường, bóng được lăn trở lại.